Thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 về việc giao lưu, học tập kinh nghiệm với trường THCS Phú Nghĩa; Thực hiện phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” giai đoạn 2022 - 2025 của Ngành GD&ĐT huyện Chương Mỹ, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo chương trình GDPT 2018, tạo điều kiện để giáo viên các nhà trường được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy theo chương trình SGK PT 2018, chiều ngày 26/10/2023, tại trường THCS Đông Phương Yên, hai nhà trường THCS Phú Nghĩa và trường THCS Đông Phương Yên đã có buổi giao lưu, chia sẻ chuyên môn đầy ý nghĩa ở bộ môn Ngữ văn và Khoa học tự nhiên. Đến dự buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn có các đồng chí trong Ban Giám hiệu, lãnh đạo tổ nhóm chuyên môn và đại diện giáo viên của nhóm Ngữ văn, nhóm Khoa học tự nhiên của hai trường THCS Đông Phương Yên và THCS Phú Nghĩa.
Các thầy cô giáo nhóm Ngữ văn của hai nhà trường đã cùng chia sẻ trao đổi về chuyên đề “Cách dạy thơ Đường luật trong chương trình GDPT 2018” nhằm hướng dẫn cho các em học sinh của hai nhà trường; Hệ thống câu hỏi theo chương trình GDPT 2018 sẽ giúp HS nhận ra được cái hay, cái đẹp thông qua các hoạt động trong văn bản:
HS được rèn các kĩ năng năng đọc – hiểu đặc trưng theo thể loại để từ đó có nền tảng thực hiện các kĩ năng viết – nói và nghe. Vì thế, HS có thể chủ động, tự tin, tích cực, sáng tạo trong học tập.
Cô Nguyễn Thị Lệ - Giáo viên trường THCS Đông Phương Yên cùng các thầy cô nhóm Ngữ văn hai nhà trường cùng thảo luận chuyên đề.
Bên cạnh đó, thầy Dương Xuân Kết, giáo viên tổ Khoa học tự nhiên của Trường THCS Đông Phương Yên cũng thực hiện dạy trực tiếp trên đối tượng học sinh lớp 6 của nhà trường chuyên đề “ Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6”.
Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất,... Đồng thời, sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học khác liên quan như Toán học, Tin học,... cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển không ngừng của KHTN. Đối tượng nghiên cứu của KHTN là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Do đó, trong môn KHTN những nguyên lý, khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung. Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung.
Do đó, việc lựa chọn được PPDH vừa gợi lên được hứng thú, yêu thích học tập của học sinh vừa phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của học sinh là điều cần thiết.
Chính vì vậy, việc sử dụng tổ chức trò chơi trong dạy học môn KHTN sẽ giúp cho nội dung dạy học trở nên hấp dẫn, từ đó người học hứng thú học tập và nâng cao chất lượng dạy học; HS nhớ lâu và biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống giải quyết vấn đề cụ thể.
Các thầy cô giáo cùng các em học sinh trong tiết chuyên đề KHTN 6
Hình ảnh các trò chơi trong tiết KHTN 6
Học sinh thảo luận nhóm trong tiết KHTN
Buổi giao lưu sinh hoạt chuyên môn đã giúp các thầy cô giáo của hai nhà trường tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh;phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo của giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và học của hai nhà trường đồng thời tăng cường tình đoàn kết, hợp tác cùng chung tay phát triển – sẻ chia trách nhiệm giữa hai nhà trường.