PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CHƯƠNG MỸ TRƯỜNG THCS ĐÔNG PHƯƠNG YÊN
Số: ……/ KH-THCS |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Đông Phương Yên, ngày …. tháng 08 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS ĐÔNG PHƯƠNG YÊN
GIAI ĐOẠN 2019- 2024 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
- Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
- Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;
- Căn cứ Nghị quyết số 29, Khóa XI của BCH TW Đảng vể “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”;
- Căn cứ thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học.
- Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2019 về việc thực hiện nghị quyết 39-NQ/TW ngày 15 tháng 1 năm 2019 của Bộ chính trị về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Chương Mỹ
- Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Đông Phương Yên nhiệm kì 2015 - 2020
Trường THCS Đông Phương Yên là một trong ba cấp học của xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Nhà trường có nhiệm vụ phát triển giáo dục trung học trên địa bàn góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương. Trước năm 1975 xã Đông Phương Yên chỉ có trường phổ thông cấp I, chưa có trường cấp II. Sau khi học hết cấp I học sinh Đông Phương Yên phải lên học nhờ ở các xã Trung Hòa, Thanh Bình, Đông Sơn. Trước tình hình khó khăn này, Đảng ủy và UBND xã Đông Phương Yên đã đề nghị Huyện ủy, UBND Huyện và phòng giáo dục huyện Chương Mỹ cho phép thành lập trường cấp 2 cho con em xã nhà. Năm 1975 Trường Cấp 2 Đông Phương Yên chính thức được thành lập. Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhân dân xã Đông Phương Yên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển giáo dục , đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.
. Năm học 1975 – 1976 là năm học đầu tiên của nhà trường, năm học này số học sinh là 120 em. Đội ngũ giáo viên chưa đến 10 người và chủ yếu là người Hà Nội. Đến năm học 1976- 1977, theo chủ trương của Bộ giáo dục trường cấp I và cấp II được sáp nhập và có tên cấp I, II Đông Phương Yên. Năm học 1980- 1981 trường đổi tên thành trường Phổ thông cơ sở Đông Phương Yên. Năm học 1992- 1993 trường PTCS Đông Phương Yên tách ra thành hai trường Tiểu học và Trung học cơ sở. Từ đó đến nay trường mang tên THCS Đông Phương Yên. Về sau, qui mô nhà trường từng bước được mở rộng, cơ sở vật chất ngày càng được củng cố điều kiện dạy và học ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong xã. Học sinh của trường hầu hết đều cư trú trên địa bàn xã Đông Phương Yên và một số xã lân cận. Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới của xã và đặc biệt được sự quan tâm của Huyện ủy,HĐND, UBND, phòng GD&ĐT huyện Chương Mỹ nhà trường được đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác giảng dạy. Tháng 9 năm 2016 nhà trường đã được UBND thàng phố Hà Nội công nhận danh hiệu Trường trung học đạt chuẩn Quốc gia. Năm học 2018 - 2019 trường có 19 lớp với 788 học sinh
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2019 - 2024 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ định hướng mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hiệu trưởng, ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược của trường THCS Đông Phương Yên là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển Giáo dục và đào tạo của xã Đông Phương Yên nói riêng và huyện Chương Mỹ nói chung nhằm theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.
3.1. Môi trường bên trong:
3.1.1. Điểm mạnh.
3.1.1.1.Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Năm học 2019 – 2020 tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên: 46 đc
Đội ngũ |
Biên chế |
Hợp đồng |
Tổng |
Trình độ chuyên môn |
||
ĐH,Th.s |
CĐ |
TC |
||||
Lãnh đạo |
3 |
|
3 |
3 |
|
|
Ngữ văn |
3 |
4 |
7 |
3 |
4 |
|
Toán |
3 |
3 |
6 |
3 |
3 |
|
Lý |
2 |
|
2 |
2 |
|
|
Hoá |
|
1 |
1 |
1 |
|
|
Sinh |
2 |
|
2 |
2 |
|
|
Địa |
1 |
1 |
2 |
1 |
1 |
|
Sử |
1 |
1 |
2 |
1 |
1 |
|
Ngoại ngữ |
4 |
1 |
5 |
2 |
3 |
|
GDCD |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
Công nghệ |
2 |
|
2 |
1 |
1 |
|
Thể dục |
3 |
|
3 |
3 |
|
|
Mỹ thuật |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
Âm nhạc |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
TPT |
1 |
|
1 |
1 |
|
|
Nhân viên |
4 |
3 |
7 |
2 |
3 |
2 |
Tin |
|
|
|
|
|
|
Tổng |
32 |
14 |
46 |
25 |
19 |
2 |
- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 69,6% đạt trình độ trên chuẩn
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Đủ về số lượng, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường và mong muốn nhà trường phát triển; năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhiều người có trình độ chuyên môn giỏi và bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Cán bộ quản lý: có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác; có khả năng lập kế hoạch, xây dựng các giải pháp thực hiện phù hợp thực tiễn nhà trường; tích cực cập nhật các thông tin phục vụ yêu cầu công tác.
3.1.1.2.Chất lượng hai mặt giáo dục:
+ Học lực
Năm học |
TS HS |
Giỏi |
Khá |
T.bình |
Yếu, kém |
||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
2016 - 2017 |
748 |
229 |
30.61 |
306 |
40.91 |
195 |
26.07 |
18 |
2.41 |
2017 - 2018 |
753 |
254 |
33.73 |
297 |
39.44 |
183 |
24.30 |
19 |
2.52 |
2018 - 2019 |
786 |
269 |
34.22 |
320 |
40.71 |
182 |
23.16 |
15 |
1.91 |
+ Hạnh kiểm
Năm học |
TS HS |
Tốt |
Khá |
T.bình |
Yếu |
||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
2016 - 2017 |
748 |
701 |
93.72 |
37 |
4.95 |
10 |
1.34 |
0 |
0 |
2017 - 2018 |
753 |
694 |
92.16 |
54 |
7.17 |
5 |
0.66 |
0 |
0 |
2018 - 2019 |
786 |
735 |
93.51 |
43 |
5.47 |
8 |
1.02 |
0 |
0 |
3.1.1.3. Về cơ sở vật chất nhà trường:
- Phòng học: 20 phòng.
- Phòng bộ môn: 03 phòng (Gồm: Phòng Vật lí, Hóa học, Sinh học )
- Phòng Thư viện: 90m2
- Phòng Y tế: 01.
- Phòng kho thiết bị giáo dục.
- Khu hiệu bộ gồm các phòng chức năng gồm phòng Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ chuyên môn, tài vụ, Đoàn Đội được với đầy đủ trang thiết bị đảm bảo cho công tác quản lý, dạy học trong nhà trường.
Cơ sở vật chất nhà trường bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại
3.1.1.4.Thành tích:
Từ năm học 2014 – 2015 đến nay nhà trường đều đạt danh hiệu Trường lao động tiên tiến và Chi bộ Đảng đạt Trong sạch vững mạnh; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Lao động tiên tiên, giáo viên giỏi cấp huyện. Nhà trường có nhiều học sinh đạt giải cấp thành phố về nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đè thực tiễn và thể dục thể thao.
3.1.2.Điểm hạn chế.
3.1.2.1. Đội ngũ giáo viên, nhân viên:
+ Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên chưa thực sự đồng đều. Một bộ phận nhỏ giáo viên còn hạn chế trong hoạt động dạy học, quản lý, giáo dục học sinh theo hướng đổi mới.
+ Cơ cấu đội ngũ đủ về số lượng, chưa đảm bảo về cơ cấu
+ Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ giáo viên còn hạn chế nhất là đối với những đồng chí tuổi cao.
3.1.2.2. Chất lượng học sinh:
Chất lượng học sinh chưa thật đồng đều. Kết quả thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập còn chưa cao
3.1.2.3.Cơ sở vật chất:
+ Cơ sở vật chất chỉ đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho dạy học theo hướng hiện đại và đổi mới. Cthieus các phòng chức năng, trang thiết bị của phòng học bộ môn còn chưa được hiện đại, đồng bộ; hệ thống cơ sở vật chất về CNTT ít khó khăn cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
+ TBDH cũ, thiếu, độ chính xác không cao
+ Thiếu phòng học bộ môn: Ngoại ngữ, Tin học, Âm nhạc; Nhà đa năng...
+ Diện tích sân tập thể thao chưa đáp ứng tốt nhu cầu dạy học.
3.2. Môi trường bên ngoài.
3.2.1. Tình hình kinh tế chính trị địa phương
Trường THCS Đông Phương Yên thuộc xã Đông Phương Yên huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội. Nhân dân Đông Phương Yên sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, thủ công nghiệp và dịnh vụ. Trên địa bàn xã đãn có 5/6 thôn đạt danh hiệu làng nghề và khu dịch vụ nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 6A chạy qua địa bàn.
Người dân có nếp sống chăm chỉ, cần cù, sáng tạo. Những năm gần đây Đông Phương Yên đã có nhiều khởi sắc: Nhiều con em trong xã mở mang kinh doanh dịch vụ hoặc đi làm công nhân, cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm khang trang; kinh tế phát triển; quốc phòng an ninh được giữ vững, tốc độ phát triển kinh tế bình quân từ 12 đến 18%.
Năm 2019 tốc giá trị gia tăngcủa xã là 18,4%. Cơ cấu kinh tế của xã có nhiều biến chuyển theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, nâng cao tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Theo số liệu thống kê năm 2018, tỉ trọng kinh tế của xã là Nông nghiệp 19,87%,: tiểu thủ công nghiệp 25,9%, thương nghiệp dịch vụ 54,23%, thu nhập bình quân đầu người 50,04 triệu/1 người/1 năm. Năm 2019 xã Đông Phương Yên được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Với sự cố gắng phấn đấu của cán bộ và nhân dân Đông Phương Yên, nhiều năm liền xã đã được huyện ủy, UBND Huyện Chương Mỹ khen thưởng vì có những đóng góp to lớn vào phong trào thi đua của huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội. Đặc biệt trong những năm qua, các cấp lãnh đạo xã luôn quan tâm hướng tới sự nghiệp giáo dục, do đó có nhiều học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, số học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng.
3.2.2. Thời cơ.
- Được sự quan tâm của cấp ủy, Chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt, đạt trình độ trên chuẩn cao (69,6%)
- Khuôn viên nhà trường đã được quy hoạch theo Đề án nông thôn mới. Nhà trường được xây dựng tu bổ khối phòng học, sân chơi và hệ thống tường bao, thoát nước, trồng mới cây xanh đảm bảo cho công tác dạy học trong nhà trường phát triển.
- Được Phòng GD&ĐT Chương Mỹ quan tâm , chỉ đạo sâu sát về mọi mặt, động viên kịp thời, luôn tạo mọi điều kiện để nhà trường phát triển. Kinh tế chính trị của địa phương đang đà phát triển vững mạnh nên cơ hội đầu tư cho giáo dục và đào tạo rất lớn
- Đất nước đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng góp phần hiện đại hóa tất cản các ngành nghề trong xã hội đặc biệt là ngành giáo dục tạo ra nhiều sự thay đổi. Ngành giáo dục trong cả nước đang thực hiện nghị quyết 29 hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
3.2.3. Thách thức.
- Cha mẹ học sinh và xã hội đòi hỏi ngày càng cao với nhà trường về chất lượng giáo dục của học sinh, nhất là trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
- Do yêu cầu đổi mới giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đòi hỏi ngày càng phải có chất lượng, hiệu quả; nhất là khả năng ứng dụng CNTT, khả năng sáng tạo trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Các nhà trường cùng cấp học trong địa bàn huyện đã có những bước tiến mạnh mẽ, chất lượng giáo dục sẽ có tốc độ phát triển cao trong thời gian tới.
- Số học sinh vào THCS trong những năm tới tăng một cách đột biến (đến năm học 2019 - 2010 có 20 lớp với 801 học sinh) đòi hỏi nhà trường phải bổ sung cơ sở vật chất, lớp học
- Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên sa sút ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục nhà trường.
- Đông Phương Yên là địa phương đang có nhiều biến động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao; tỷ lệ cha mẹ học sinh thường xuyên làm ăn xa gia đình nhiều là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động của nhà trường.
4.1. Xác định các vấn đề ưu tiên.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục THCS. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh có khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ Tâm và Tầm để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
- Từng bước tăng cường cơ sở vật chất, xây mới, tu sửa, nâng cấp, và mua sắm mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa trong giáo dục...
- Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo các yêu cầu của các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.
- Tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện: Nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh...
4.2. Quy mô số lớp, số học sinh.
Dự kiến số lớp, số học sinh giai đoạn 2016-2020 ( Số HS mỗi lớp từ 35- 40 HS)
Năm học |
Khối 6 |
Khối 7 |
Khối 8 |
Khối 9 |
Toàn trường |
|||||
Số lớp |
Số HS |
Số lớp |
Số HS |
Số lớp |
Số HS |
Số lớp |
Số HS |
Số lớp |
Số HS |
|
2019 - 2020 |
5 |
197 |
5 |
223 |
5 |
190 |
5 |
191 |
20 |
801 |
2020 - 2021 |
5 |
190 |
5 |
197 |
5 |
223 |
5 |
190 |
20 |
800 |
2021 - 2022 |
5 |
200 |
5 |
190 |
5 |
197 |
5 |
223 |
20 |
810 |
2022 - 2023 |
6 |
230 |
5 |
200 |
5 |
190 |
5 |
197 |
21 |
817 |
2023 - 2024 |
7 |
280 |
6 |
230 |
5 |
200 |
5 |
190 |
23 |
900 |
2024 - 2025 |
7 |
290 |
7 |
280 |
6 |
230 |
5 |
200 |
25 |
1000 |
4.3. Tầm nhìn 2030:
Phấn đấu xây dựng nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi điều kiện dạy và học trong giai đoạn mới. Nâng cao vị thế của nhà trường lên tốp đầu của ngành Giáo dục Chương Mỹ; Giáo viên, học sinh luôn tự tin, năng động và luôn có khát vọng vươn lên. Phấn đấu giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và xây dựng các điều kiện trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 3, đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3.
4.4. Sứ mệnh:
Mang đến cho người học một môi trường giáo dục hiện đại, năng động, thân thiện, có kỷ cương, tình thương trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện.
4.5. Các giá trị cốt lõi:
- Tinh thần đoàn kết, yêu thương và chia sẻ
- Tính trung thực
- Tinh thần trách nhiệm
- Tính sáng tạo và hội nhập
- Tình nhân ái
- Sự hợp tác.
5.1. Nhóm phát triển các hoạt động giáo dục
5.1.1. Phát triển giáo dục
5.1.1.1. Mục tiêu phát triển giáo dục
Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; điều chính nội dung dạy học linh hoạt theo đối tượng học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát huy năng lực của học sinh. Chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho công tác sẵn sàng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
Tiếp tục dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, giáo dục thông qua di sản ...
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng cao nhất nhu cầu học tập của học sinh. Từ năm 2019 đến năm 2024 có 99,9% học sinh học đúng độ tuổi ở các khối lớp, 99,5% - 100% học sinh hoàn thành chương trình lớp học, 100% học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở đảm bảo 99% số người trong độ tuổi tốt nghiệp THCS, hướng đến hoàn thành phổ cập THPT trên địa bàn xã.
5.1.1.2. Phát triển chất lượng giáo dục
Trong giai đoạn 2019- 2024 phấn đấu chỉ tiêu các hoạt động cụ thể như sau:
- Tuyển sinh vào lớp 6: 100% số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trên địa bàn phân tuyến tuyển sinh.
- Tỉ lệ bỏ học trong năm dưới 0,2%.
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: đạt chuẩn mức độ 3; Đảm bảo 99% số người trong độ tuổi tốt nghiệp THCS; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đi học THPT, THCN đạt 95%
- Xếp loại hạnh kiểm, học lực:
+ Hạnh kiểm khá tốt: 100% (trong đó loại Tốt: 95% trở lên).
+ Học lực: Giỏi: Từ 30% trở lên.
Khá: Từ 35% trở lên.
Yếu, kém : Dưới 1,5%.
- Số học sinh được xét công nhận tốt nghiệp THCS: 100%.
- Thi vào lớp 10 THPT: Đảm bảo nằm trong tốp 15 trường THCS có điểm trung bình các môn thi tuyển sinh cao nhất trong huyện
- Huy động 95% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung học phổ thông, bổ túc THPT, học nghề.
- Tham gia dự thi và có HSG đạt giải cấp huyện và mỗi năm có từ 02 đến 04 em đạt HSG cấp thành phố.
- Tích cực hưởng ứng các kì thi, cuộc thi khác do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT phát động, các cuộc thi có sự liên kết giao lưu với ngành GD&ĐT các cấp.
5.1.1.3. Giải pháp thực hiện
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về vai trò, vị trí và sự cần thiết phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm đối với sự nghiệp phát triển nhà trường.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
Thường xuyên kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên trong trường.
5.1.2. Đảm bảo chất lượng
5.1.2.1. Các điều kiện đảm bảo chất lượng
- Đảm bảo tối đa về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên giảng dạy. sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên, đảm bảo cơ cấu giáo viên, nhất là giáo viên ngoại ngữ.
- Đảm bảo đủ phòng học để học tổ chức tốt các hoạt động dạy học và giáo dục kĩ năng sống, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém theo kế hoạch. Có đủ các phòng bộ môn, phòng chức năng và các công trình phụ trợ. Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học.
- Đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý; ứng dụng phần mềm quản lý giáo dục, phần mềm quản lý cán bộ giáo viên nhân viên.
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí cán bộ giáo viên hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên phù hợp với yêu cầu vị trí công việc.
5.1.2.2. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng
- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo quy định; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học theo định hướng phát huy năng lực người học ; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều biện pháp, trong đó quan tâm đến hình thức tự bồi dưỡng ở nhà trường theo đơn vị tổ, tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn để đạt trình độ trên chuẩn, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hè, dự chuyên đề cụm, dự giờ đồng nghiệp, tổ chức và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đăng ký tiết dạy tốt, học tốt…
- Đi sâu bồi dưỡng giáo viên mới ra trường và có tay nghề còn yếu. Phấn đấu 80% giáo viên đạt chuyên môn loại tốt, 20% giáo viên đạt loại khá và không có giáo viên đạt yêu cầu. Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên đi học
nâng cao trình độ chuyên môn
- Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nâng cao chất lượng thực hiện các chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tăng cường phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo dục đạo đức cho học sinh trong tất cả các môn học.
5.1.2.3. Hoạt động tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng
- Việc tự đánh giá chất lượng trường học thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Công tác tự đánh giá của nhà trường cần thực hiện đầy đủ theo quy trình và tự đánh giá đúng 5 tiêu chuẩn, 26 tiêu chí theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia đối với trường THCS, THPT và trường PTTH nhiều cấp học.
- Hoàn thiện và duy trì các tiêu chí chuẩn, đảm bảo đến năm 2021 thực hiện kiểm định chất lượng đạt mức độ 2 và được công nhận Trường trung học đạt chuẩn quốc gia, năm 2025 đạt kiểm định chất lượng mức độ 3.
5.2. Nhóm phát triển đội ngũ
5.2.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức
Xây dựng đội ngũ CB-GV-NV đủ về số lượng, có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực, tận tụy yêu nghề mến trẻ, đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trường. Cụ thể:
- Đối với Cán bộ quản lý: 100% trình độ Đại học trở lên; 100% tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị; 100% được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm đều được xếp loại Xuất sắc.
- Đối với Giáo viên: 100% trình độ đào tạo đại học, 100% giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và có chứng chỉ ứng dụng CNTT theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông;100% giáo viên, nhân viên có chứng chỉ ngoại ngữ từ A2 trở lên. 100% giáo viên đều được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ loại Khá trở lên, trong đó có trên 35% giáo viên được xếp loại xuất sắc; 100% giáo viên đều xếp loại Khá, Tốt về chuyên môn nghiệp vụ, không có giáo viên xếp loại Trung bình; 80% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, hàng năm có từ 2 – 3 giáo viên đạt dạy giỏi huyện trở lên; phấn đấu có giáo viên giỏi cấp thành phố. 100% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên.
5.2.2. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ, viên chức
Nhu cầu đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên từ 2019 đến 2024
Năm học |
Số lớp |
Tổng số |
CB QL |
Giáo viên |
Nhân viên
|
|||||
VH CB |
AN |
MT |
TD |
Tin |
CT Đội |
|||||
2019 - 2020 |
20 |
49 |
3 |
33 |
1 |
1 |
3 |
0 |
1 |
7 |
2020 - 2021 |
20 |
49 |
3 |
33 |
1 |
1 |
3 |
0 |
1 |
7 |
2021 - 2022 |
20 |
51 |
3 |
33 |
1 |
1 |
3 |
2 |
1 |
7 |
2022 - 2023 |
21 |
52 |
3 |
36 |
1,5 |
1,5 |
3 |
2 |
1 |
7 |
2023 - 2024 |
23 |
55 |
3 |
39 |
1,5 |
1,5 |
3 |
2 |
1 |
7 |
2024 - 2025 |
25 |
57 |
3 |
41 |
1,5 |
1,5 |
3 |
2 |
1 |
7 |
5.2.3. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và tham mưu với các cấp quản lý trong việc bố trí tuyển dụng giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, bảo đảm đủ các chuẩn về chính trị và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng môi trường sư phạm năng động, tích cực, tự giác và thói quen làm việc khoa học, kỉ luật. Trong công tác giáo dục mỗi thầy cô giáo không chỉ dạy cho học sinh bằng những hiểu biết của mình mà còn dạy học sinh bằng tấm gương đạo đức, nhân cách của mình. Hiệu trưởng, BGH nhà trường phối hợp với Công đoàn xây dựng tập thể giáo viên thành tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.
- Rà soát lại trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của giáo viên. Động viên khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học theo chuẩn.
- Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghề nghiệp cho giáo viên thông qua nhiều hình thức: Dự giờ, hội giảng giảng, thi giáo viên giỏi, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, trao đổi học tập kinh nghiệm… Phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt có phần thưởng khích lệ và góp ý rút kinh nghiệm để giáo viên khắc phục những tồn tại và phát huy thành tích đạt được. Thường xuyên bồi dưỡng lực lượng cán bộ kế cận và lực lượng cốt cán của nhà trường thông qua thực tiễn công tác và tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức.
- Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, công bằng trong phê bình, thi đua khen thưởng, giải quyết những vướng mắc trong nội bộ CBGVNV trên cơ sở bình đẳng. Giải quyết kịp thời và đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác. Xây dựng bầu không khí làm việc đồng thuận, phát huy vai trò gương mẫu trong lãnh đạo, tạo khối đoàn kết nhất trí cùng nhau hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra.
- Phát huy vai trò cá nhân, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc. Từng bước hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
5.3. Nhóm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
5.3.1. Mục tiêu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
- Xây dựng trường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác quản lý nhà trường.
- Tham mưu với các cấp chính quyền trong việc đầu tư xây dựng hệ thống phòng học, phòng bộ môn, các công trình phụ trợ, mua sắm cơ sở vật chất thiết bị dạy học để tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả
5.3.2. Nhu cầu về cơ sở vật chất
5.3.2.1. Nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2016 đến 2020
Nhà trường tham mưu với UBND huyện để được đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đến năm 2024 đảm bảo đủ cho hoạt động dạy học gồm:
Hạng mục đầu tư |
Đơn vị tính |
Số lư
|